Bugi là gì?
Bugi chính là "ngòi nổ" của động cơ. Tia lửa điện mạnh mẽ từ bugi đánh vào hỗn hợp nhiên liệu và không khí, tạo ra vụ nổ nhỏ liên tục giúp piston di chuyển và tạo ra công suất.
Nói một cách đơn giản hơn Bugi xe máy giống như chiếc bật lửa mini trong động cơ.
- Bật lửa tạo tia lửa để đốt cháy gas.
- Bugi tạo tia lửa để đốt cháy hỗn hợp xăng và không khí trong động cơ.
Cụ thể hơn, bugi có chức năng:
- Tạo tia lửa điện: Khi bạn đề máy, bugi sẽ tạo ra một tia lửa điện cực mạnh.
- Đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu: Tia lửa điện này sẽ đánh vào hỗn hợp xăng và không khí đã được nén bên trong buồng đốt, tạo ra một vụ nổ nhỏ.
- Tạo ra năng lượng: Vụ nổ này sẽ đẩy piston di chuyển, qua đó tạo ra năng lượng để xe hoạt động.
Dấu hiệu nhận biết bugi hỏng
Khi bugi gặp vấn đề, xe máy của bạn sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như:
- Khó khởi động: Xe khó nổ, phải đề nhiều lần mới nổ máy.
- Mất công suất: Xe yếu, tăng tốc chậm, không còn bốc như trước.
- Tiêu hao nhiên liệu tăng: Xe "ăn" xăng hơn bình thường dù điều kiện vận hành không thay đổi.
- Tiếng nổ bất thường: Xuất hiện tiếng nổ bất thường từ ống xả.
- Xe giật cục: Động cơ không hoạt động ổn định, xe bị giật cục khi tăng tốc.
Xem thêm: Tại sao nên rửa xe ngay sau khi đi mưa?
Nguyên nhân khiến bugi hỏng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bugi bị hỏng, trong đó có thể kể đến:
- Sử dụng nhiên liệu kém chất lượng: Nhiên liệu bẩn, lẫn tạp chất sẽ tạo ra nhiều muội than bám vào bugi, làm giảm khả năng đánh lửa.
- Bugi quá cũ: Sau một thời gian sử dụng, điện cực bugi bị mòn, khoảng cách giữa các điện cực thay đổi, dẫn đến việc tia lửa điện không đủ mạnh.
- Khoảng cách điện cực sai lệch: Nếu khoảng cách giữa các điện cực quá lớn hoặc quá nhỏ đều ảnh hưởng đến quá trình đánh lửa.
- Động cơ quá nhiệt: Nhiệt độ cao làm giảm tuổi thọ của bugi và các bộ phận khác trong động cơ.
Khi nào nên thay bugi?
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất xe máy, bạn nên thay bugi định kỳ sau khoảng 10.000 - 12.000km. Tuy nhiên, thời gian thay thế có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện vận hành và loại xe.
Ngoài ra, bạn cũng nên thay bugi khi xe xuất hiện các dấu hiệu hỏng hóc như đã nêu ở trên.
Xem thêm: Những mẫu xe máy bền đẹp cho sinh viên mới nhất 2024
Cách kiểm tra bugi
Để kiểm tra tình trạng của bugi, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Tháo bugi: Sử dụng cờ lê chuyên dụng để tháo bugi ra khỏi động cơ.
- Kiểm tra bằng mắt thường: Quan sát màu sắc của sứ cách điện và tình trạng của các điện cực. Nếu sứ cách điện có màu đen hoặc nâu sẫm, điện cực bị mòn hoặc có nhiều muội than bám vào thì bugi cần được thay thế.
- Kiểm tra khoảng cách điện cực: Sử dụng thước đo khe hở để kiểm tra xem khoảng cách giữa các điện cực có đúng tiêu chuẩn không.
Qua bài viết "Bugi xe máy khi nào cần phải thay?" Khánh An hi vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về Bugi xe máy. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ ngay: 1800 6347 (miễn phí cước)
Viết bình luận